Để thích ứng với Đại dịch Covid-19, các Doanh nghiệp đã thực hiện “chuyển đổi số” kênh bán hàng như thế nào?

Khi đại dịch đang “bùng phát” mạnh mẽ ở Việt Nam, nhiều Doanh Nghiệp vẫn đang “sống tốt” bất chấp đại Dịch Covid-19. Chính việc sớm thực hiện “chuyển đổi số” kênh bán hàng đã giúp nhiều Doanh Nghiệp vẫn duy trì được “dòng chảy hàng hóa” dù vẫn có một số khó khăn từ các nghị định “hạn chế đi lại” của chính phủ Việt Nam. Việc chuyển đổi số kênh bán hàng đã giúp Doanh Nghiệp quản lý toàn diện kênh phân phối và hoạt động bán hàng, từ đó đảm bảo hàng hóa đến tay người dùng cuối một cách nhanh chóng, ổn định và ít tốn kém nhất.

Theo sự chia sẻ của nhiều CEO, Doanh Nghiệp thường gặp một số khó khăn trong việc quản lý kênh bán hàng như:

  • Hệ thống quản lý quy trình làm việc của công ty từ văn phòng cho đến các bộ phận thị trường còn sơ khai, hầu hết là thủ công;
  • Thông tin sản phẩm, chính sách bán hàng, chương trình khuyến mãi chưa được truyền tải kịp thời tới các điểm bán. Điều này làm giảm hiệu quả các các chiến dịch bán hàng, khuyến mãi…
  • Khó khăn trong việc theo dõi đánh giá nhu cầu thị trường để có các chính sách phù hợp, chiến lược phát triển sản phẩm mới…
  • Khó kiểm soát, đánh giá đúng hiệu quả làm việc của Sale Thị Trường

Nhằm giải quyết các khó khăn trên, nhiều Doanh Nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư hệ thống DMS. Chính điều này đã tạo nên một sự đột phá lớn trong kinh doanh. Một Doanh nghiệp sản xuất Vật tư Nông Nghiệp cho biết họ đã tiết kiệm hơn 30% chi phí bán hàng, sản lượng và doanh số tăng 50% khi so sánh với giai đoạn chưa áp dụng hệ thống phần mềm DMS. Điều này đã chứng mình được sự hiệu quả của giải pháp DMS.

Trước khi tìm hiểu cách làm chi tiết của họ, ta cần biết DMS là gì? DMS là viết tắt của Distribution Management System (hệ thống quản trị kênh phân phối). Phần mềm DMS (Distribution management system – hệ thống quản lý kênh phân phối) là phần mềm quản lý doanh nghiệp giúp quản lý các hoạt động phân phối hàng hóa ra thị trường, diễn biến tại các kênh phân phối, bao gồm quản lý nhân viên bán hàng ngoài thị trường (Salesman), tự động hóa bán hàng, kiểm soát hàng tồn và các biến động ngoài thị trường, quản lý công nợ,…

Các Doanh Nghiệp khi tìm kiếm một giải pháp DMS, họ thường đặt ra các đề bài để quản lý 3 vấn đề chính:

  1. Quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng ngoài thị trường gồm: 
  • Sắp xếp, phân tuyến nhân viên Sale thị trường
  • Hỗ trợ nhân viên bán hàng tra cứu thông tin sản phẩm, giá bán, khuyến mãi, công nợ của khách… một cách nhanh chóng
  • Giám sát, đo lường sự hiệu quả của từng nhân viên để có chính sách lương thưởng tốt hơn.
  1. Quản lý hoạt động bán hàng trên kênh phân phối gồm: các chương trình khuyến mãi; lập đơn đặt hàng, quản các kho hàng
  2. Quản lý hoạt động của nhà phân phối – điểm bán: cập nhật hàng tồn kho trong hệ thống kênh phân phối; theo dõi việc trưng bày, quảng cáo của từng điểm bán; theo dõi các chỉ tiêu, độ phủ sản phẩm.v.v.

Một phần mềm DMS sẽ giúp Doanh Nghiệp hệ thống và tự động hóa trong các hoạt động bán hàng, quản trị và phát triển kênh phân phối thuận tiện hơn. Nếu Doanh Nghiệp đã có hệ thống ERP, thì DMS sẽ trở thành “một cánh tay nối dài” giúp doanh nghiệp phát triển thị trường một cách bền vững, giảm thiểu chi phí vận hành kênh phân phối. Hệ thống DMS cũng sẽ là cầu nối giúp nhận “phản hồi” thông tin từ người dùng cuối về công ty một cách liên tục, điều này giúp Doanh Nghiệp có chiến lược cải tiến sản phẩm phù hợp hơn với thị trường.

Đứng trước khó khăn và thách thức từ những “rủi ro” bất định như đại dịch Covid, việc chuyển đổi số cho hoạt động quản lý kênh phân phối sẽ là kênh đầu tư dài hạn hiệu quả cho bất kỳ Doanh nghiệp nào. Một khoản đầu tư không chỉ giúp cho việc tăng trưởng thị trường mà giảm thiểu những “thảm họa” sẽ diễn ra kiểu như đại dịch Covid. Vì vậy ngày từ bây giờ, hãy nghĩ đến và chọn cho Doanh Nghiệp của bạn một giải pháp DMS phù hợp nhất. Một giải pháp DMS tốt sẽ giúp Doanh của bạn luôn duy trì được “dòng chảy hàng hóa” và dòng tiền trước những biến động khó lường trong tương lai.

Kết nối với chúng tôi